Kinh nghiệm lựa chọn trụ tiêu cho bà con nông dân

Tiêu là một cây thân bò, mảnh mai, trên những đốt trên thân có rễ bám, để giúp cây có khả năng vươn lên và mọc thành cụm. Để dễ dàng chăm sóc và thu hoạch chúng ta cần trồng trụ tiêu để tạo điểm tựa cho thân tiêu. Hiện nay có 3 loại trụ tiêu cơ bản được bà con nông dân sử dung là trụ đúc bê tông, trụ gạch xây và trụ sống. Tùy vào loại trụ sử dụng mà mật độ và khoảng cách trồng của dây tiêu sẽ thay đổi. Để nắm rõ được mật độ cũng như yêu cầu về trụ cho cây tiêu, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
1. Cây trụ sống.
 
Cây trụ sống sẽ cùng sinh trưởng với cây tiêu và là điểm tựa cho cây tiêu nên cần chọn những cây trụ vững chắc, thân dài và thoáng để tạo điều kiện cho dâu tiêu dễ leo bám. Cây cần có bộ rễ ăn sâu ra khỏi tầng đất từ 20-70 cm để không tranh chấp chất dinh dưỡng và nước với cây tiêu.
 
Yêu cầu chọn trụ sống.
  • Cây sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh để nhanh chóng vươn lên đáp ứng sự sinh trưởng của dây tiêu, lớp vỏ cần tương đối nhám để cây tiêu dễ bám vào và leo lêm.
  • Bộ rễ của cây cần ăn sâu để không cạnh tranh dinh dưỡng với cây tiêu.
  • Cây thuộc loại ít tán hoặc có tán thưa để không che ánh sáng, tạo điều kiện thông thoáng khí. Có thể chịu được việc cắt xén nhiều lần mà cây không chết.
  • Cây phải ít sâu bệnh và không có chứa những kí sinh trùng bệnh của cây tiêu.
  • Bạn có thể chọn một số cây họ đậu hoặc cây trồng bằng cành để dây tiêu dễ dàng leo bám.
Một số trụ sống đang được sử dụng hiện nay.
  • Ở vùng Đông Nam Bộ thường sử dụng cây keo đậu, cây lồng mức, cây gòn hoặc cây đỗ quyên để làm cây leo cho tiêu. Với cây trụ sống chúng ta có thể trồng tiêu ở mật dộ 2.5×2.5m hoặc 2.5×3.0m với mật độ là 1300- 1600 cây/ha.
  • Ở vùng Duyên Hải Miền Trung những cây thường được sử dụng là cây lồng mức, keo dâu hoặc mít và trồng với khoảng cách 2.5×2.5 m hoặc 2.5×3.0m với mật độ khoảng 1300 -1600 trụ/ha. Ngoài ra còn có muồng, keo hoặc cây núc nác cũng được người dân sử dụng những ít phổ biến hơn.
  • Vùng Tây Nguyên: Thường sử dụng cây keo dâu, giá anh đào, muồng đen hoặc lồng mức để làm trụ tiêu, với khoảng cách trồng là 2.5×2.5m hoặc 3.0×3.0m đạt mật độ khoảng 1100 -1600 trụ/ha.
Ưu điểm của cây trụ sống:
  • Cây trụ sống có tuổi thọ sống cao, đáp ứng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây tiêu.
  • Trụ sống cần vốn đầu tư thấp, hoàn toàn dễ tìm.
  • Cây có thể tạo bóng râm cho cây tiêu, thích hợp cho những dây tiêu mới trồng.
  • Các rễ bám của cây tiêu có thể tận dụng được lượng nước từ cây sống và thích nghi tốt hơn trong mùa hạn.
Hạn chế của cây trụ sống.
  • Trụ sống có sức ảnh hưởng lớn và thường cạnh tranh dinh dưỡng với cây tiêu
  • Hàng năm phải cắt tỉa cành, lá để tạo thông thoáng cho cây.
  • Cây trụ sống cần được trồng trước cây tiều từ 1-2 năm.
2. Cây trụ gỗ.
 
Yêu câu chọn cây trụ gỗ.
  • Cần chọn trụ gỗ chắc chắn, có chất lượng gỗ tốt, có khả năng chống chịu được mối ngọt cũng như sức ảnh hưởng của môi trường, cây không bị mục quá nhanh,…
  • Thân thẳng đứng có chiều cao từ 2- 5 m trở lên, đường kính thân dài từ 10-15 cm
Ưu điểm của sử dụng trụ gỗ:
  • Cây không bị cạnh tranh về nước và dinh dưỡng.
  • Mật độ trồng của trụ gỗ cao hơn, có thể tùy ý chọn lựa độ cao của trụ để dễ dàng chăm sóc vườn đạt hiệu quả cao nhất.
  • Hàng năm không phải mất công cắt cành, tỉa lá.
  • Hoàn toàn có thể chủ động quy hoạch, thời điểm trồng, mật độ. Và không mất quá nhiều thời gian chờ đợi trụ đủ chiều cao như trụ sống.
Hạn chế của việc sử dụng trụ gỗ:
  • Trụ gỗ có thời gian tồn tại ngắn, chỉ đạt từ 10- 15 năm là không thể giữ được cây tiêu và dần bị mục. Trong khi đó cây tiêu có thời gian phát triển đến 25- 30 năm. Trong thời gian trồng cần phải thay thế trụ tiêu khiến mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến bộ rễ bám của cây tiêu dẫn đến quá trình phát triển của cây tiêu bị chậm từ 1- 2 năm, năng suất trong 2 năm này giảm đáng kể.
  • Chi phí mua gỗ lớn, hiện nay để có thể mua được đủ số lượng trụ gỗ để trồng 1 ha tiêu thường phải đốn mất 4- 5 ha rừng mà tính khả thi không cao.
  • Những loại gỗ được sử dụng để làm trụ tiêu gồm có: Xoan rừng, Kiền kiền, Tràm, Viết và Sỏi mật.
3. Trụ xây bằng gạch.
 
Rễ cây có thể bám vào những bề mặt nhám như gạch, đá. Để tăng thời gian sử dụng của trụ tiêu lên cao hơn người ta thường đổi từ trụ gỗ sang trụ gạch để tăng tính khả thi.
 
Ưu điểm của dùng trụ xây bằng gạch.
  • Hạn chế được việc phá rừng để lấy gỗ.
  • Có thời gian sử dụng lâu dài phù hợp với sự phát triển của cây tiêu, không phải thay đổi trụ trong thời gian cây tiêu đang cho năng suất cao ảnh hưởng đến kinh tế.
  • Không mất thời gian chăm sóc hàng năm.
  • Có thể tận dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phương.
  • Tùy vào mục đích sản xuất và yêu cầu ánh sáng của giống trồng mà thay đổi thiết kế của trụ và giúp điều chỉnh được ánh sáng trong vườn được tốt nhất.
  • Mỗi trụ có thể trồng tới 8- 10 bầu đất, tăng khả năng định hình cho vườn cây. Năng suất mỗi trụ đạt được cao hơn.
Hạn chế của trụ xây bằng gạch.
  • Chi phí đầu tư ban đầu lớn hơn sử dụng trụ sống và trụ gỗ từ 1.5 – 2 lần.
  • Gạch, đá, xi măng có khả năng hút nhiệt cao, chính vì vậy trong mùa khô hoặc thời tiết nắng nóng trụ có thể nóng tới 40- 45 độ C, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây tiêu. Bạn cần có kỹ thuật chăm sóc, nhất là cây che bóng cho cây.
Cách xây dựng trụ tiêu bằng gạch xây.
 
Bạn có thể xây trụ hình tròn hoặc vuông. Tuy nhiên trụ ống tròn được sử dụng nhiều nhất.
  • Chiều cao trụ từ 2 m trở lên.
  • Đường kính đáy từ 1 – 1.2 m.
  • Đường kính ngọn khoảng 0.6 – 0.8 m.
  • Móng trụ đào sâu 0.5m.
  • Khoảng cách: 2.0×2.0m hoặc 2.5×2.5m.
  • Thân trụ rỗng, vách trụ có những lỗ cách nhau 10 cm.
  • Những vườn cây sử dụng trụ gỗ hoặc trụ bằng gạch xây cần xây dựng một hệ thống cây bóng che để tạo bóng che cho cây, nhất là giai đoạn cây mới đem trồng cần có môi trường thoáng mát. Nhiều người người thưởng áp dụng những biện pháp thúc đẩy năng suất tăng cao, bón phân và tưới nước để đạt sản lượng lớn khiến cây nhanh chóng bị suy kiệt và dễ mắc phải những bệnh hại nguy hiểm.
(giongcaytrongeakmat.com)