KỸ THUẬT TRỒNG DƯA LEO

Thuận lợi: Thời gian sinh trưởng ngắn, cho năng suất cao.
Khó khăn: Là loại rau yêu cầu đất trồng khắt khe hơn những cây rau họ bầu bí khác, đất trồng có tầng canh tác dày, màu mỡ, không “hóc”, thích đất cát pha, thịt nhẹ, pH: 4 - 7, thích hợp nhất là 6,5.


Thời vụ:
Có thể trồng quanh năm, năng suất cao nhất ở vụ Đông Xuân và Hè Thu.


Làm đất:
Bộ rễ dưa leo nói chung phát triển yếu, nên cần làm đất thật tơi xốp, lên luống cao 20-25 cm, bón lót nhiều phân chuồng hoai, tro trấu và trải màng phủ nông nghiệp, giúp rễ phát triển tốt, ít sâu bệnh, kéo dài thời gian thu trái. Trồng líp đơn rộng 1 mét hoặc líp đôi rộng 1,8 mét.


Bón phân:
Loại, lượng và thời gian bón cho 1 ha (ĐVT:kg) như sau:

 

Loại phân

Số lượng

cả vụ

Bón lót

Tưới thúc

Bón thúc

(ngày sau gieo) (4)

5-10

15-20

30-35

40-45

Vôi

Phân chuồng

NPK 16:16:8

Urê

DAP

KCl

1000

20 tấn

400

150

50

100

1000 (1)

20 tấn

100 (2)

-

-

-

-

-

-

50 (3)

50 (3)

-

-

-

100

-

-

-

-

-

100

50

-

50

-

-

100

50

-

50

 

Ghi chú:
- (1) Bón vôi trước lúc cày hay cuốc để trộn vào đất sớm, tránh bón
      chung với NPK
- (2) Phân NPK 16:16:8 lót trộn đều với phân chuồng để bón vào luống     
     rồi phủ màng phủ nông nghiệp.
- (3) Urê và DAP pha loãng (tỷ lệ 0,5+0,5 kg trong 100 lít nước) để tưới
     thúc.
- (4)  Bón phân thúc giữa 2 hàng cây hay 2 bên mép luống.

4. Gieo trồng:
Mỗi ha cần 500 - 600 gam hạt giống. Ngâm ủ hạt giống cho vừa nứt nanh thì gieo mỗi lỗ 1 hạt. Gieo thêm 10% số bầu để trồng dặm ngay sau 4 - 5 ngày. Cây cách cây trên hàng 40 cm vào mùa nắng và 50 cm vào mùa mưa.


5. Chăm sóc:
Trồng dưa cần chủ động tưới tiêu hợp lý, tránh hạn khô kéo dài hoặc úng nước khi mưa. Khi cây bỏ vòi thì làm giàn cao 2-2,5 m cho dưa leo. Có thể làm giàn vuông hoặc giàn chữ A, bằng chà hay bằng lưới cước. Phun phân bón lá mỗi tuần một lần giai đoạn cây chưa ra hoa giúp tăng năng suất.


6. Phòng trừ sâu bệnh:
Chú ý cần phòng trị sâu bệnh sớm để đạt kết quả cao. Dưa leo thụ phấn nhờ côn trùng, nên tránh phun thuốc vào buổi sáng khi có hoa nở.
- Bọ trĩ (rầy lửa), rệp dưa (rầy nhớt): thường bu ở ngọn non, chích hút nhựa làm cây suy yếu, nhưng thực tế thiệt hại lớn hơn nhiều vì chúng truyền virus gây bệnh xoắn vàng lá (ngù đọt) rất nguy hại và khó trị. Phải quan sát hàng ngày, khi phát hiện cần phòng trị sớm: phủ bạt hướng mặt trắng lên trên để xua đuổi côn trùng đến đẻ trứng. Phun luân chuyển một trong các thuốc như Vertimec, Confidor, Abamix, Mospilan, Bulldock, Bestox, Pyrinex, SecSaigon, Sherzol.
- Sâu khoang: Delfin, Sumicidin, Cypermethin, Atabron, SecSaigon, Sherpa, Mimic, Decis, Trebon, Success, thuốc gốc Abmectin như Tập Kỳ, Vertimec hoặc dùng chế phẩm vi sinh như Biocin, NPV, Vi-BT, Aztron; thuốc gốc thảo mộc như Rotecide, Vironone… phun khi sâu tuổi còn nhỏ, kết hợp diệt sâu và trứng bằng tay.
- Sâu xanh da láng: dùng chế phẩm NPV đặc hiệu trừ sâu xanh da láng có hiệu quả cao. Vì sâu có khả năng kháng thuốc cao nên dùng các loại thuốc nhóm vi sinh như Biocin, Dipel, Vi-BT, Success… luân phiên với nhóm cúc tổng hợp, Abamectin để phòng trừ.
- Ruồi đục lá: sử dụng các loại thuốc Ofunack, Vertimec, Trigard, Bralic để phòng trừ.
- Sâu vẽ bùa: truyền bệnh virus nguy hiểm. Phun thuốc Vertimec, Trigard, Ofunack, Netoxin, Scout, SK99, Dragon khi mới thấy xuất hiện trên lá non.
- Bệnh chạy dây: Nấm bệnh tồn lưu lâu năm trong đất, nên cần luân canh với cây trồng khác. Sau mỗi vụ thu hoạch, gom hết than lá phơi đốt (vệ sinh đồng ruộng), cày phơi ải. Tưới định kỳ Copper B, Kasai, Champion, Alpine, Mexyl, Dipomate, đề phòng, phun Polyram, Foraxyl 135WP, Ridomil, Carbenzim, Bavistin, Daconil, Carban, Vanicide, Thio-M, Antracol… khi bệnh mới xuất hiện.
- Bệnh đốm phấn: Xuất hiện khi mùa mưa nhiều. Tiêu hủy lá bệnh, thoát nước tốt, tỉa bỏ lá gốc cho thông thoáng. Phòng với Foraxyl, Mexyl MZ, Mancozeb, Ridomil, Curzate, Dacomil, Score, Carbenzim, Thio- M…
- Bệnh khảm do virus: (ngù đọt, từ bi) không có thuốc đặc trị. Cần ngừa sớm bằng cách trị kịp thời bọ trĩ, rầy nhớt, sâu vẽ bùa… khi chúng vừa mới xuất hiện.