Quản Lý Dịch Bệnh Hại - IPM

Làm nông nghiệp bền vững đòi hỏi nhiều kiến thức và thông tin.
Ví dụ, để quản lý dịch hại, bạn phải nắm rõ những dịch hại nào có khả năng xảy ra, các giải pháp có thể áp dụng trong điều kiện hiện tại là gì rồi từ đó đưa ra quyết định nên áp dụng giải pháp nào trước.
Có hàng ngàn dịch hại khác nhau có thể tấn công khu vườn của bạn, tương ứng là hàng ngàn giải pháp khác nhau. Tuy nhiên, bước đầu tiên là bạn cần nắm rõ các nguyên lý và kỹ thuật.
Hãy xem video sau thật kỹ để hiểu về các nguyên lý và kỹ thuật của quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Cần nhiều thời gian nghiên cứu và thử nghiệm để áp dụng hiệu quả, nhưng khi đã làm chủ được IPM thì nó sẽ giúp bạn canh tác không phụ thuộc vào các loại thuốc.
Quản Lý Dịch Hại Tổng Hợp (IPM) là một hệ thống quản lý dịch hại nhằm đảm bảo duy trì mật độ của loài gây hại ở dưới ngưỡng kinh tế.
IPM sử dụng 7 kỹ thuật:
1. Giám sát dịch hại
2. Giám sát thiên địch
3. Kiểm soát bằng giải pháp canh tác
4. Kiểm soát bằng giải pháp sinh học
5. Kiểm soát bằng giải pháp vật lý
6. Sử dụng thuốc hóa học là lựa chọn cuối cùng
7. Chỉ sử dụng các loại thuốc có độ độc thấp
Dịch hại gồm cỏ dại, côn trùng gây hại, bệnh, chuột, ốc...
Để giám sát dịch hại bạn phải là một chuyên gia, nghĩa là bạn phải biết các loại dịch hại có thể xuất hiện trong vườn của mình. Mỗi loại cây trồng sẽ có một số loại dịch hại nhất định. Bạn cũng phải biết các sinh vật nào là thiên địch. 
Để giám sát dịch hại hiệu quả, bạn phải yêu khu vườn/đồng ruộng của mình. Bạn phải thăm vườn/ruộng thường xuyên để nhận ra những thay đổi của dịch hại.
Áp dụng IPM nghĩa là bạn không còn phụ thuộc và hóa chất. Chi phí giảm, lợi nhuận tăng, môi trường trong lành, cây khỏe, năng suất cao, sức khỏe của gia đình bạn và cộng đồng được bảo vệ!
Hãy chia sẻ với bạn bè xung quanh để cùng áp dụng IPM nhé.

NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG